Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Muốn ly dục ly ác pháp của Phật giáo

thì cần phải tịnh chỉ ngôn ngữ (lời nói) tức là sống độc cư trầm lặng một mình để tâm không phóng dật thì mới có thể nhập được Sơ Thiền. Khi tâm không phóng dật là tâm bất động. Tâm bất động là tâm có đầy đủ bảy năng lực Giác Chi, do đó mới nhập được Sơ Thiền.

Muốn ly dục lìa ác phápthì ít ra phải ba năm rèn luyện để tâm mình được an vui, thanh thản và vô sự và phải đặt trọn lòng tin ở người Thiện hữu tri thức thân cận, nếu không đặt trọn niềm tin thì tu hành khó có kết quả, mất công sức và mất thì giờ vô ích.

Muốn ly dục ly ác pháp thì phải bằng mọi cách giữ gìn tâm không phóng dật, phải phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Pháp phòng hộ sáu căn có 4 pháp:

1- pháp độc cư.

2- pháp Tứ Chánh Cần.

- pháp Tứ Niệm Xứ.

4- pháp Thân Hành Niệm. Muốn ly dục ly ác pháp thì pháp như lý tác ý là đệ nhất pháp tu tập thiền định. Muốn ly dục ly ác pháp nhập vào dòng Thánh phải sống đúng giới luật. Cho nên, bài kinh dạy rất rõ ràng: “Diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu”.

Mục đích ly dục ly ác pháp của Phật giáo là ngăn ngừa lòng dục bên trong tức là không cho khởi lên lòng ham muốn, nếu nó có khởi lên lòng ham muốn thì phải quán xét tư duy diệt nó ngay liền bằng cách dùng tri kiến rất tỉnh táo quán xét vào tâm của mình từng phút, từng giây tác ý để ngăn và diệt lòng ham muốn.

Nhờ pháp tu hành như vậy nên lòng ham muốn càng lúc càng giảm, càng lìa ra. Cuối cùng tâm dục lần lượt bị diệt mất. Về ác pháp cũng tu tập như vậy, mỗi khi có ác pháp nào tác động vào thân tâm thì liền quán xét tư duy ngăn chặn và diệt ác pháp đó ngay liền.

Khi tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần thì niệm dục và niệm ác pháp khởi liên tục. Nhờ có phương pháp tu tập quán xét hằng ngày như vậy nên thân tâm trở nên bất động thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là cách tu “Tứ Chánh Cần”.

Người nào tu thiền theo Phật giáo muốn ly dục ly ác pháp đều phải tu tập Tứ Chánh Cần như vậy.

Gợi ý